Bài viết liên tục được cập nhật, và những phần được cập nhật rất có thể chưa được dịch sang ngôn ngữ của bạn. Để xem thông tin mới nhất, vui lòng chọn ngôn ngữ Tiếng Anh.

Phân tích dữ liệu trợ giúp (assists data)

Bạn có thể sử dụng dữ liệu của Assists dashboard để có cái nhìn toàn diện về tác động qua lại giữa các kênh marketing.

Nếu bạn đang triển khai chiến dịch CTV to mobile (chạy chiến dịch quảng cáo ứng dụng di động trên nền tảng CTV), thì bạn cần xác định đóng góp của các lượt trợ giúp (assist). Bởi vì lượt hiển thị CTV thường nằm ở vị trí cao trong phễu (funnel), và có chức năng mang người dùng đến cho các kênh nằm ở cuối phễu (down-funnel channel).

Widget

Tất cả widget trên Assists dashboard đều cung cấp nhiều thông tin quan trọng. Dưới đây là đề xuất giúp bạn khai thác dữ liệu của một số widget phức tạp.

Số lượt tương tác trơ giúp trung bình trên mỗi lượt cài đặt được trợ giúp (Average assisting engagements per assisted install)

Một lượt cài đặt có thể có nhiều hơn một lượt tương tác trợ giúp (assisting engagement). Hay nói cách khác, một mạng quảng cáo có thể cung cấp nhiều lượt tương tác để trợ giúp một lượt cài đặt. Lọc widget để xem sự khác nhau giữa số lượt click trung bình và số lượt hiển thị trung bình, xét theo mỗi lượt cài đặt được trợ giúp.

Các điểm cần lưu ý:

* Nếu bạn thấy số lượt hiển thị trung bình/lượt cài đặt thấp, thì hãy an tâm là chiến dịch đang có hiệu suất tốt. Bạn không cần sử dụng nhiều quảng cáo để thuyết phục người dùng cài ứng dụng. Chúng tôi khuyến nghị bạn tăng chi cho mạng quảng cáo này.

* Nếu bạn thấy số lượt click trung bình/lượt cài đặt quá cao, thì có lẽ bạn đang bị click spamming tấn công. Kiểm tra lại lần nữa để xem dữ liệu có chứa gian lận hay không.

* Nếu bạn thấy số lượt click trợ giúp/lượt cài đặt nằm trong khoảng từ trung bình đến cao, thì cần tìm hiểu lý do người dùng liên tục click vào quảng cáo nhưng không cài ứng dụng. Ví dụ, liệu có phải trang creative và trang app store không liên kết được với nhau, và bạn chưa tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu?

* Nếu bạn thấy số lượt hiển thị trung bình/lượt cài đặt cao, thì cần trao đổi với mạng quảng cáo về tần suất hiển thị quảng cáo. Bạn cần yêu cầu họ hiển thị quảng cáo đến đúng tệp người dùng, hoặc giảm số lần hiển thị trong ngày, để tránh tốn phí quảng cáo cũng như tránh làm người dùng có ấn tượng không tốt.

Phân tách cấp độ cho các lượt cài đặt được trợ giúp (Level breakdown for assisted installs)

Widget này sẽ phân dữ liệu theo tất cả cấp độ chiến dịch. Bóc tách dữ liệu như vậy để phân tích kết quả điều chỉnh ngân sách.

Bạn có thể mở widget dưới dạng báo cáo Datascape. Như vậy, bạn có thể phân dữ liệu theo loại tương tác trợ giúp, và điều chỉnh cài đặt bộ lọc tùy ý. Để mở widget dưới dạng báo cáo, chọn (Mở dưới dạng báo cáo).

Các điểm cần lưu ý:

  • Nếu bạn nhận kết quả Mạng quảng cáo A đang trợ giúp Mạng quảng cáo B, thì có thể chọn xem thông tin chi tiết để biết chính xác loại chiến dịch và creative nào đang đem lại kết quả tốt nhất.
  • Nếu bạn thấy một creative đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục người dùng cài ứng dụng (kể cả khi lượt cài đặt đó được phân bổ cho mạng quảng cáo khác), thì có thể cân nhắc tăng chi cho creative đó. Bạn cũng có thể mang các định dạng quảng cáo thành công sang áp dụng cho các chiến dịch hoặc mạng quảng cáo khác.
  • [ ] Nếu bạn thấy creative ghi nhận lượt tự trợ giúp quá cao, điều đó có nghĩa là tỷ lệ thoát trang (bounce rate) đang cao, và bạn cần tăng đầu tư vào creative.
Mẹo:

Để xem Mạng quảng cáo A trợ giúp Mạng quảng cáo B hiệu quả đến mức nào, mở báo cáo rồi so sánh số lượt tương tác trợ giúp trung bình của hai mạng quảng cáo. Bạn có thể sử dụng kết quả so sánh để dự đoán, liệu mở rộng hoạt động mạng quảng cáo trợ giúp có làm tăng hiệu suất của mạng quảng cáo được trợ giúp hay không.

Xu hướng lượt tương tác trợ giúp theo mạng quảng cáo trợ giúp (Assisting engagement trends by assisting network)

Bạn có thể sử dụng widget này làm công cụ giám sát, xem số lượng lượt tương tác trợ giúp mà mỗi mạng quảng cáo cung cấp. Cụ thể, so sánh hiệu suất của các mạng quảng cáo trợ giúp với nhau. Nếu bạn mới thêm mạng quảng cáo mới, thì có thể đo lường thử hiệu suất trợ giúp của mạng này — bởi lẽ mạng này có thể giúp các mạng khác thuyết phục người dùng cài ứng dụng, trước khi tự mình thuyết phục và được ghi nhận phân bổ.

Các điểm cần lưu ý:

  • Nếu biểu đồ lượt tương tác trợ giúp của một mạng quảng cáo có xu hướng đi lên, bạn cần kiểm tra mạng này đang trợ giúp cho mạng nào. Kịch bản lạc quan là: lượt tương tác trợ giúp của mạng này tăng, kéo số lượt cài đặt đến từ mạng được trợ giúp tăng theo.

    • Nếu không phải trường hợp này, thì bạn cần giảm ngân sách chi cho mạng quảng cáo trợ giúp, bởi vì có lẽ mạng quảng cáo đó đang tự trợ giúp chính mình.
  • Tạo báo cáo để xem biểu đồ so sánh số lượt tương tác trợ giúp với tổng số lượt cài đặt. Biểu đồ này cho biết liệu lượt tương tác trợ giúp có góp phần làm tăng số lượt cài đặt hay không; nếu có, thì bạn đã đúng khi mở rộng hoạt động của mạng quảng cáo trợ giúp.

Mẹo:

Kiểm tra liệu số lượt tương tác trợ giúp tăng dần hay tăng đột ngột. So các thay đổi này với thời điểm chạy chiến dịch, để xem liệu lượt tương tác trợ giúp có bị trùng với lượt cài đặt trợ giúp hay không.

Chỉ số tương tác - lượt cài đặt được trợ giúp

Bạn có thể sử dụng widget này để xem người dùng tương tác như thế nào với quảng cáo trước khi cài ứng dụng. So sánh số lượt click hoặc số lượt hiển thị trung bình trước khi xảy ra lượt cài đặt, để đánh giá tác động của các mạng quảng cáo.

Các điểm cần lưu ý:

  • Mạng quảng cáo hoạt động tốt là mạng có số lượt hiển thị trợ giúp thấp. Nghĩa là, mạng này có khả năng thuyết phục người dùng nhanh chóng cài ứng dụng, từ đó làm giảm số tiền cần chi cho quảng cáo.
  • Xem đồng thời số lượt tương tác trợ giúp trung bình, số lượt click trợ giúp trung bình và số lượt hiển thị trợ giúp trung bình, trên cùng một biểu đồ. Dựa vào đó, bạn có thể xác định việc cần làm để giảm tỷ lệ thoát trang, tiếp cận người dùng mục tiêu, giảm số lượt hiển thị, cũng như tăng giảm ngân sách cho phù hợp.

Con đường trong hành trình của người dùng (user path)

Widget trực quan hóa con đường phổ biến nhất trong hành trình của người dùng. Widget hiển thị đồng thời lượt tương tác trợ giúp (assisting engagement) và lượt tương tác được phân bổ (attributed engagement), các lượt tương tác được nhóm theo mạng quảng cáo đã tạo ra lượt tương tác đó. Ở mỗi con đường, số lượt cài đặt được hiển thị cùng với tỷ lệ phần trăm của số lượt cài đặt đó trong tổng số lượt cài đặt.

Các điểm cần lưu ý:

  • Mạng quảng cáo được sắp xếp theo dấu thời gian: dấu thời gian càng gần thời điểm cài đặt thì mạng quảng cáo càng được xếp gần về bên phải. Nghĩa là, một mạng quảng cáo có thể xuất hiện nhiều lần trên cùng một con đường, với điều kiện là giữa các lần xuất hiện đó, có sự xuất hiện của các lượt tương tác hỗ trợ (do mạng quảng cáo khác tạo ra).

    • Chỉ hiển thị tối đa bốn mạng quảng cáo trợ giúp. Các mạng quảng cáo trợ giúp còn lại được gộp chung vào nhóm "khác".
  • Di chuột đến mạng quảng cáo đã được phân bổ (attributed network) để xem thông tin liên quan đến con đường. Tổng số lượt tương tác (số lượt hiển thị và số lượt click) luôn bằng số lượt cài đặt có trong con đường, bởi vì số lượt cài đặt chỉ được phân bổ cho một lượt tương tác duy nhất.

Hướng dẫn sử dụng bộ lọc:

Sử dụng bộ lọc để lọc mạng quảng cáo trợ giúp, màn hình chỉ hiển thị con đường có chứa mạng quảng cáo trợ giúp mà bạn đã chọn. Lọc tiếp để xem mạng trợ giúp theo vị trí cụ thể (trợ giúp gần nhất, trợ giúp gần thứ hai, v.v.) hoặc thêm nhiều điều kiện lọc cho nhiều mạng trợ giúp.

Bạn cũng có thể lọc dữ liệu theo mạng quảng cáo được phân bổ, màn hình chỉ hiển thị con đường mà trong đó mạng quảng cáo tạo ra lượt tương tác được phân bổ.

Vai trò của tự trợ giúp (self-assists)

Mạng quảng cáo tự trợ giúp là mạng cung cấp lượt tương tác trợ giúp cho một lượt cài đặt, và sau đó được phân bổ cho chính lượt cài đặt đó. Ví dụ: người dùng tương tác với nhiều quảng cáo trên ironSource, sau đó cài ứng dụng, và lượt cài đặt này được phân bổ cho chính ironSource; như vậy ironSource vừa cung cấp lượt cài đặt vừa cung cấp lượt tương tác trợ giúp. Các lượt tương tác này được gọi là lượt tự trợ giúp.

Lưu ý:
Mạng quảng cáo CTV hiếm khi tự trợ giúp. Lý do là quảng cáo TV thường đứng đầu phễu chuyển đổi (conversion funnel), và lượt tương tác với quảng cáo TV ít khi nào mang đến lượt cài đặt. Do vậy, bạn sẽ không thấy báo cáo lượt tự trợ giúp đến từ SAN.

Tại sao số lượt tự trợ giúp lại cao?

Việc lượng lớn lượt tương tác trợ giúp là lượt tương tác tự trợ giúp không có gì lạ. Trên mạng, người dùng thường xuyên gặp lại một quảng cáo trên cùng một trang.

Lượt tự trợ giúp có thể là một dấu hiệu tích cực. Người dùng xem quảng cáo nhiều lần rồi mới cài ứng dụng thường sẽ:

  • Nhận diện được thương hiệu
  • Biết chính xác chức năng của ứng dụng

Nhưng nếu số lượt tự trợ giúp cao đáng kể, bạn cần kiểm tra dấu hiệu:

  • [ ] Tiếp cận quá mức (over-exposure) và chán thương hiệu (brand fatigue)

Nhận diện và khai thác lượt tự trợ giúp

Để đánh giá hiệu suất tự trợ giúp của mạng quảng cáo, bạn cần sử dụng hai widget: Lượt tương tác trợ giúp theo mạng trợ giúp (Assisting engagements by assisting network), và Chỉ số tương tác - lượt cài đặt được trợ giúp (Assisted install engagement metrics).

Hai widget này giúp bạn xác định, liệu mạng quảng cáo đang giúp tăng nhận thức thương hiệu, hay đang khiến người dùng bị ngộp thông tin; rõ ràng nhất là phân tích số lượt tương tác trung bình trên mỗi lượt cài đặt được trợ giúp.

Mẹo:
Bạn cũng cần để tâm đến khung thời gian phân bổ (attribution window). Nếu bạn đặt khung thời gian phân bổ lượt cài đặt là 24 giờ, và thấy mỗi lượt cài đặt có nhiều hơn 50 lượt hiển thị trợ giúp, thì có thể xác định người dùng đang bị nhồi quá nhiều quảng cáo.

Bạn cũng có thể sử dụng widget Phân tách chiến dịch cho các lượt cài đặt được trợ giúp (Campaign breakdown for assisted installs) để kiểm tra liệu có khi nào chiến dịch, ad group và creative đang được sử dụng xen kẽ không. Nếu không, vậy thực sự là người dùng phải xem cùng một quảng cáo hết lần này đến lần khác.

Những phân tích trên giúp bạn quyết định nên tăng chi hay giảm chi cho mạng quảng cáo đó. Mỗi lần tăng giảm chi, bạn cần đánh giá lại hiệu suất của mạng quảng cáo. Ví dụ, hiệu suất tăng hoặc giảm, hoặc số lượt tự trợ giúp giảm.